Tuyệt chiêu giúp bé hết biếng ăn, suy dinh dưỡng thấp còi

Theo kết quả khảo sát của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, cứ trung bình 10 trẻ em Việt Nam thì có 05 trẻ bị biếng ăn – tỷ lệ khoảng 45,9% đến 57,7%. Đây thực sự là một con số đáng báo động vì tình trạng biếng ăn sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là sức đề kháng của trẻ. Thạc sĩ Phan Thị Bích Nga, Phó giám đốc Trung tâm Khám, tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia , cho biết mỗi ngày có khoảng 150-200 trẻ tới khám, hầu hết là do biếng ăn. Thực tế, cứ hỏi 10 bà mẹ có con bị biếng ăn thì tỷ lệ hơn 90% - tức 09 bà mẹ than phiền hệ miễn dịch của bé giảm sút rõ rệt, sức đề kháng suy giảm nghiêm trọng và vì thế, bé dễ mắc bệnh hơn các bạn cùng trang lứa khác. Và rồi khi bé bệnh, bé sẽ khó hấp thu đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu và dẫn tới việc thiếu hụt các vi chất quan trọng như Vitamin A, C, D và thiếu Canxi, Sắt, Kẽm … con đường nhanh chóng dẫn tới “Suy dinh dưỡng, thấp còi”, khiến trẻ lại càng biếng ăn hơn nữa. Điều này vô tình tạo nên một vòng luẩn quẩn mệt mỏi cho các mẹ:

Dưới đây là 6 mẹo trị biếng ăn ở trẻ các mẹ lưu ý nhé:

1.Để con được đói

Mẹ phải đảm bảo rằng trẻ thực sự đói, nếu không bữa ăn sẽ là một trận chiến. Chuyên gia Hoàng Cường đề nghị sắp xếp các bữa ăn chính và phụ cách nhau 2-3 giờ, giữa các bữa ăn chỉ cho trẻ uống nước.

Nhiều gia đình thấy trẻ đòi ăn bánh kẹo sẽ đáp ứng ngay hoặc để sữa cho uống lúc khát. Điều này làm trẻ không có cảm giác đói và thèm ăn. Tối đa ta chỉ nên cho ăn vặt một lần mỗi ngày và sau khi đã ăn xong bữa chính.

Nếu muốn trẻ tiêu thụ nhiều năng lượng, hãy khuyến khích bé tăng cường các hoạt động vận động như chạy, nhảy, leo trèo,... trước giờ ăn.

2.Khuyến khích trẻ tự lập

Khi thấy trẻ biếng ăn, cha mẹ thường có tâm lý tìm đủ mọi cách để con ăn được nhiều như cho con xem hoạt hình, đi ăn rong và thậm chí là nhồi nhét. Tuy nhiên, cách này khiến trẻ sợ hãi, nảy sinh sự chống đối và không muốn ăn.

Cha mẹ hãy dừng bữa khi bé không còn muốn ăn thêm. Mẹ chỉ nên đóng vai trò hướng dẫn, khuyến khích con ăn. Nếu bé không muốn ăn và đã thấy no, bạn hãy tôn trọng quyết định của bé. 

Từ 7-9 tháng tuổi, mẹ có thể tập cho bé bốc ăn để tăng vận động của bàn tay. Một tuổi trở lên, bạn nên tập cho trẻ cầm thìa để con tự khám phá bữa ăn. Cách này rèn cho bé tính tự lập cao.

3.Không kéo dài thời gian mỗi bữa ăn

Khi con không chịu ăn, các cha mẹ thường hay cho con vừa ăn vừa chơi hoặc đi rong để cố ép con ăn hết bát bột, thời gian thường kéo dài. Điều này vừa làm thức ăn không còn ngon, vừa khiến bé thêm chán. Điều đó sẽ khiến khoảng cách giữa các bữa ăn của bé bị thu hẹp lại, bé còn chưa kịp cảm thấy đói đã phải ăn bữa sau.

Một bữa ăn chỉ nên kéo dài tối đa là 30 phút, nếu bé không ăn được nhiều cũng nên kết thúc và cố gắng cho bé ăn ở bữa kế tiếp hoặc tăng thêm bữa ăn cho bé.


Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em Việt Nam rất dễ bị thiếu các vitamin và khoáng chất vì chế độ dinh dưỡng cho trẻ chưa được đảm bảo và đầu tư đúng mức.

4.Đa dạng thực đơn

Mỗi đứa trẻ sẽ có một nhu cầu, sở thích và khẩu vị khác nhau. Một món ăn được trang trí đẹp mắt dễ hấp dẫn trẻ hơn nhiều. Do đó, mẹ hãy bỏ chút thời gian để trình bày các món ăn đẹp mắt một chút vì nó cũng có sức kích thích sự thèm ăn ở trẻ.

Tùy theo độ tuổi, bạn có thể phân công con làm những việc trong bếp, cùng mẹ chuẩn bị bữa ăn. Điều này sẽ giúp con hào hứng và thấy được vai trò quan trọng của mình trong việc tổ chức bữa cơm cho gia đình. Kết quả là con sẽ ăn ngon miệng hơn.

5.Thiết lập quy tắc bàn ăn

Mẹ hãy ghi nhớ 3 không: không tivi - không đi rong - không đồ chơi. Nguyên tắc này cần được thực hiện nghiêm túc ngay từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm.

6.Khuyến khích và khen ngợi

Mọi trẻ em đều thích được khen. Chính vì vậy, nếu bé thử một loại đồ ăn mới, hãy khen ngợi bé một cách nhiệt tình và vui vẻ như: “Con vừa ăn thử cà rốt đấy, con ngoan quá!'.

Với cách này, bạn đã ngầm gửi một thông điệp tới bé, khi bé ăn thì mẹ sẽ vui và được khen. Lần sau muốn được khen bé lại sẽ thử những đồ ăn mới mà bạn đưa cho. Mỗi lần bé ăn ngoan, hãy cung cấp cho bé một phần thưởng, có thể chỉ là một câu động viên, khen ngợi, một miếng dán bé ngoan...  Với cách làm này, việc muốn thử đồ ăn mới là việc sẽ xuất phát từ tự thân bé mà bạn không cần phải ép.

Hotline: 033.567.2008
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Tuệ Minh pharma
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn